Cùng với sự gia tăng của nhiệt độ môi trường bên ngoài , da và lỗ chân lông cũng giãn nở dần , lưu lượng máu trong huyết quản ngoại vi tăng lên , khiến lượng máu cung cấp lên não và cơ quan nội tạng giảm xuống .& ;nbsp ;
Mặt khác , bước vào mùa xuân , chuyển hóa cơ bản trong cơ thể cũng tăng lên dần , cần có nhiều huyết dịch và ô-xy hơn , khiến lượng máu đưa lên não càng bị giảm thiểu , độ hưng phấn thần kinh vỏ& ;nbsp ;não giảm xuống rõ rệt .
Suốt mùa đông , bộ não của chúng ta đã quen làm việc trong điều kiện huyết dịch dồi dào , sang xuân chưa thể kịp thích ứng ngay với tình trạng huyết dịch giảm thiểu , nên thường hay dẫn tới tình trạng mệt mỏi , uể oải , buồn ngủ . . . mà người xưa gọi là "xuân khốn” .& ;nbsp ;
Nói theo cách ngày nay , "xuân khốn” là giai đoạn quá độ , khi cơ thể con người phải điều chỉnh lại "đồng hồ sinh học” , để thích nghi dần với những biến đổi của môi trường bên ngoài .
Trong giai đoạn này , trẻ nhỏ , người cao tuổi và những người cơ thể suy yếu , mắc bệnh mạn tính , khả năng thích ứng với sự thay đổi của môi trường không đầy đủ , rất dễ bị mắc một số chứng bệnh ngoại cảm , cũng như nội thương . Mùa xuân còn là thời kỳ hay xuất hiện những& ;nbsp ; chứng bệnh cấp tính , có tính nhiệt , kèm theo phát sốt . . .& ;nbsp ; mà người xưa gọi là "xuân ôn” .
Còn theo quan điểm hiện đại , lạnh và ẩm có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người , làm giảm sức đề kháng của cơ thể , khiến cho một số bệnh đông - xuân có điều kiện thuận lợi phát tác .
Lạnh và ẩm chính là nguyên nhân gây ra các chứng bệnh như cảm lạnh , viêm phổi , viêm mũi - họng , viêm phế quản . . .& ;nbsp ; Số liệu thống kê cho thấy , hầu hết các bệnh dịch lây theo đường hô hấp như cúm , sởi , ho gà , thủy đậu , quai bị , viêm màng não . . . đều phát triển mạnh trong các tháng mùa xuân .
Mặt khác , mùa xuân khí hậu thường biến đổi đột ngột , nóng lạnh thất thường , cơ thể không thích ứng kịp , nên những bệnh mạn tính cũ ,& ;nbsp ; như bệnh tăng huyết áp , bệnh động mạch vành tim , thiểu năng tuần hoàn não , hen suyễn , đau dạ dày . . . dễ tái phát , hoặc trầm trọng hơn .
Để phòng trị ,& ;nbsp ;cần tăng cường vệ sinh môi trường , tích cực rèn luyện thân thể để nâng cao sức chống bệnh ; đồng thời có thể sử dụng một số bài thuốc sau đây :
Bồi dưỡng , tăng cường sức đề kháng
Để tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa bệnh cũ tái phát : Trước hết , cần chú ý ngủ đủ thời gian , nhất là trẻ nhỏ và người cao tuổi , vì ngủ đủ có tác dụng giải trừ "xuân khốn” rất tốt . Thứ hai , cần tăng cường luyện tập thể dục , thể thao và tham gia các hoạt động ngoài trời . Đặc biệt , còn có thể sử dụng thêm một số món ăn - bài thuốc , có tác dụng tăng cường sức khỏe và sức đề kháng dưới đây :
Bài thuốc 1 : Nấm linh chi 15g , hoàng kỳ 20g , chân giò lợn 100g . Tất cả đem chế biến thành món hầm ,& ;nbsp ; ăn chân giò và uống nước canh .
Tác dụng : Thường xuyên sử dụng có tác dụng tăng cường thể lực , nâng cao sức đề kháng . Còn có tác dụng nhất định trong điều trị bệnh thần kinh suy nhược ,& ;nbsp ; phòng ngừa các bệnh tim& ;nbsp ; mạch và& ;nbsp ; hen suyễn tái phát .
-& ;nbsp ; Bài thuốc 2 : Nấm đông cô 50g , kỷ tử 20g , đại táo (táo tầu) 10g , thịt lợn nạc 100g . Nấu thành món canh , ăn trong ngày , liên tục 10 ngày .
Tác dụng : Có tác dụng tăng cường chức năng tiêu hóa , bổ gan thận và giải trừ tình trạng "xuân khốn” .
Bài thuốc 3 : Kỷ tử 20g , đại táo (táo tầu) 10g , trứng gà tươi 2 quả . Cho tất cả vào nồi , thêm nước , nấu đến khi trứng chín . Vớt trứng ra , bóc bỏ vỏ , lại cho trứng vào nấu tiếp 15 phút là được . Ăn trứng , uống nước thuốc .
Tác dụng : Tăng cường chức năng tiêu hóa , bổ gan thận và giải trừ tình trạng "xuân khốn” .
Phòng trị bệnh ngoại cảm , nhiễm trùng
Bài thuốc 1 : Tang diệp (lá dâu tằm) 12g , cúc hoa (hoa cúc) 8g , trúc diệp (lá tre) 20g , bạc hà 3g , cam thảo 4g . Tất cả cho vào ấm đất , đổ ngập nước trên mặt thuốc 2-3 cm , đun sôi , giữ nhỏ lửa 10-15 phút là được . Chia ra nhiều lần uống thay nước trong ngày , liên tục 3 ngày . Uống nóng , nếu thuốc nguội cần hâm lại cho ấm .
Tác dụng : Tăng sức đề kháng , phòng cảm mạo trong mùa xuân .
Bài thuốc 2 : Bạch biển đậu (đậu ván trắng , mua ở các hiệu Đông Nam dược) 60g , gạo tẻ 50g . Đậu ván trắng ngâm trước 2 tiếng cho mềm , sau đó vớt ra , nấu với gạo đã vo sạch cho chín nhừ ; thêm gia vị , mắm muối cho hợp khẩu vị . Ăn vào lúc sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ .
Tác dụng : Dự phòng viêm não trong mùa xuân .
Bài thuốc 3 : Kim ngân hoa 10g ,& ;nbsp ; liên kiều 10g , tang diệp (lá dâu tằm) 10g , cúc hoa 10g , bạc hà 6g , kinh giới 6g , cát cánh 6g , lá tre 8g , xạ can (củ cây rẻ quạt) 6g , cam thảo 4g .& ;nbsp ; Sắc với 1 .000ml nước , đun sôi , giữ nhỏ lửa cho cạn còn 600ml , chia ra 3 lần uống trong ngày . Trường hợp bệnh nặng mỗi ngày có& ;nbsp ; thể uống 2 thang .
Tác dụng : Dùng cho trường hợp cảm cúm , viêm đường hô& ;nbsp ; hấp trên , với các triệu chứng sốt nhẹ , nóng rét qua lại , mồ& ;nbsp ; hôi ít , đầu trướng đau , mũi tắc hoặc mũi chảy nước , miệng khô , họng sưng đỏ đau , ho , đờm vàng hoặc trắng đặc .
Bài thuốc 4 : Tía tô (cành và lá tươi) 12g , kinh giới 8g , hoắc hương 10g , vỏ quít 12g , củ gấu 12g , bán hạ chế 8g , cát cánh 8g , hạnh nhân 8g , hành 8g , gừng tươi 8g , cam thảo 6g .& ;nbsp ;& ;nbsp ; Sắc với 1 .000ml nước , đun sôi , giữ nhỏ lửa cho cạn còn 600ml , chia ra 3 lần uống trong ngày . Trường hợp bệnh nặng mỗi ngày có& ;nbsp ; thể uống 2 thang .
Tác dụng : Dùng cho trường hợp cảm do nhiễm lạnh đột ngột , kèm theo các triệu chứng hô hấp và tiêu hóa như ho , đau họng , bụng đầy trướng , nôn mửa . . .
Phòng ngừa bệnh mạn tính tái phát
Phòng ngừa viêm khí quản tái phát , ho : Dùng lá nhót tươi 15-30g , sao vàng , hạ thổ , sắc nước uống thay trà trong ngày . Hoặc dùng lá nhót& ;nbsp ; sao vàng , tán mịn , ngày uống 2 lần , mỗi lần 5-6g , có thể trộn thêm chút đường hoặc mật ong , chiêu thuốc bằng nước sôi .
Phòng hen suyễn : (1) Dùng lá nhót sao vàng , tán mịn , ngày uống 2 lần vào sáng sớm và buổi tối , mỗi lần 4g , dùng nước cơm nóng chiêu thuốc ; liên tục trong 15 ngày (một liệu trình) ; trường hợp cần thiết có thể phải điều trị nhiều liệu trình . (2) Hoặc dùng lá nhót tươi 1 lạng , sắc nước , chia 3 lần uống trong ngày , liên tục trong 10-15 ngày .
Phòng trị viêm đau dạ dày : Hàng ngày dùng 10 - 20g chè dây khô , sắc nước uống thay nước trong ngày . Liên tục 10-15 ngày ; nghỉ 5-7 ngày , lại tiếp tục đợt khác .
Từ xưa , đồng bào dân tộc ở một số tỉnh miền núi phía Bắc thường sử dụng chè dây đun nước uống thay chè , để ăn ngon cơm và chống đau bụng . Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy , nước sắc chè dây có tác dụng giảm đau , diệt khuẩn Helicobacter pylori (HP) , giảm viêm dạ dày .
Còn có tác dụng diệt khuẩn chịu mặn (Halobacteria) , tụ cầu khuẩn (Staphylococcus) và trực khuẩn mủ xanh (Bacillus pyocyaneus) . Nên còn có thể ứng dụng để chữa trị trúng độc thực phẩm do thức ăn nhiễm khuẩn chịu mặn và các bệnh viêm nhiễm , như viêm phổi , viêm khớp , viêm tiết niệu . . . do tụ cầu khuẩn hoặc trực khuẩn mủ xanh gây nên , đạt kết quả tốt .& ;nbsp ;
Lương y Huyên thảo
Orginal Source& ;nbsp ;& ;nbsp ;