Báo động học sinh thừa cân, béo phì

TP - Chế độ ăn không phù hợp, nghiện những món ăn nhanh đang là những nguyên nhân chính khiến tình trạng trẻ em, học sinh trên địa bàn Đà Nẵng gia tăng tỷ lệ béo phì, thừa cân. nnelID=9">TPHCM: Cứ 10 trẻ, một béo phì
>> Nghiện Fastfood: Coi chừng béo phì

TP - Chế độ ăn không phù hợp, nghiện những món ăn nhanh đang là những nguyên nhân chính khiến tình trạng trẻ em, học sinh trên địa bàn Đà Nẵng gia tăng tỷ lệ béo phì, thừa cân.

Học sinh trường Tiểu học Trần Cao Vân (Đà Nẵng) - Ảnh: Nguyễn Huy
Nghiện đồ ăn nhanh

Trưa nào cũng thế, cứ tan học Nguyễn T.Th (học sinh trường THCS Trưng Vương, Đà Nẵng) lại chạy vội vào quán nhỏ ngay trước trường để làm bịch nước ngọt và vài xiên thịt nướng.

Mới học lớp 7, nhưng số cân của nữ sinh này đạt đến mức kỷ lục: hơn 50 ký. “Lúc nào em cũng thèm ăn, nhất là những đồ chiên nướng...”– Th. cho biết khi đang ăn vội que thịt xiên.

Cần kiểm soát chế độ ăn

Các bậc phụ huynh, nhà trường cần phải có những hướng dẫn cho các em học sinh để các em nhận biết được đồ ăn phù hợp qua đó tự kiểm soát chế độ ăn của mình.

Trường hợp các em bị tăng cân, béo phì, không nhất thiết bắt trẻ nhịn ăn mà cần chuyển sang các chế độ ăn phù hợp. Như thay vì uống sữa có đường nên chuyển sang sữa không đường; kiêng những đồ ăn có dầu mỡ, chiên rán, đồ ngọt nhiều, thay vào đó là thức ăn luộc, rau quả, trái cây...

ThS. Bác sĩ Ngô Văn Quang, Phó GĐ Trung tâm Chăm sóc Sức khoẻ Sinh sản TP Đà Nẵng)

Gần chục phút tan trường, 4 – 5 hàng quán trên vỉa hè đường Yên Báy đối diện cổng trường đã đông nghịt học sinh. Đứng đón con, chị Nguyễn Thu T. không khỏi ngạc nhiên: “Dạo này cháu nó chỉ ham mấy đồ ăn lặt vặt. Đến bữa, bắt cháu ăn cũng chỉ được hơn chén cơm nhưng được ai rủ đi ăn các món nướng, đồ ăn nhanh thì háo hức lắm”.

Tại trường Tiểu học Trần Cao Vân (đường Lê Duẩn, Đà Nẵng) tranh thủ lúc chờ mẹ đến đón về, em Trần Thị L. ghé vào căng tin làm vài bọc kẹo, bịch nước ngọt. Trông L. nổi bật hơn những bạn cùng lớp bởi dáng to béo ục ịch.

Khảo sát tại một số trường tiểu học, trung học cơ sở khu vực nội thành, không khó để phát hiện những học sinh có trọng lượng vượt mức cho phép.

Thầy Phan Chánh - Hiệu trưởng trường Tiểu học Trần Cao Vân cho biết, đầu các năm học nhà trường đều tiến hành khảo sát chiều cao, cân nặng học sinh. Trong đó, tỷ lệ học sinh béo phì năm học này chiếm khoảng chục phần trăm (tăng gấp 2 - 3 lần so với những năm trước).

ThS. Bác sĩ Ngô Văn Quang, Phó Giám đốc Trung tâm Chăm sóc Sức khoẻ Sinh sản TP Đà Nẵng nhận định, tình trạng trẻ em thừa cân và béo phì trên địa bàn đang có chiều hướng tăng nhanh.

Một cuộc khảo sát trên 4.500 học sinh tiểu học do Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản TP Đà Nẵng triển khai mới đây cho thấy có 4,9 phần trăm học sinh bị béo phì và thừa cân. Tỷ lệ học sinh có nguy cơ thừa cân là 8,7 phần trăm, trong đó, nội thành gấp tám lần so với ngoại thành. Đặc biệt bé trai có tỷ lệ béo phì cao hơn ba lần so với bé gái.

Đến nay khảo sát tại các buổi tư vấn về dinh dưỡng trẻ em, số phụ huynh lo ngại về con em béo phì chiếm khoảng mười phần trăm tổng lượt người tư vấn.

Thống kê tại khoa Nhi - Bệnh viện Đà Nẵng, bác sĩ Trương Thị Thu Hiền, Trưởng phòng Nhi tiêu hoá (khoa Nhi) cho biết: ước tính có khoảng mười phần trăm trẻ em bị mắc béo phì và có khoảng 50 phần trăm số trẻ em đến khám bị thừa cân.

Hiểm họa

Theo bác sĩ Trương Thị Thu Hiền, nhiều bậc phụ huynh chưa hiểu biết đầy đủ về sự phát triển bình thường của trẻ (con họ bình thường nhưng cứ nghĩ bị thiếu cân) hoặc, đáp ứng tính háo ăn của trẻ không đúng cách.

Các công trình nghiên cứu ở một số nước phương Tây chỉ ra rằng bệnh béo phì, đái tháo đường, tăng lên ở một bộ phận người dùng nhiều thức ăn nhanh.

Đồng thời béo phì không chỉ làm rối loạn tâm lý và xã hội, mặc cảm mà còn có thể dẫn tới các biến chứng bệnh lý về tim mạch và những bệnh về viêm lồi cầu xương đùi, cong xương chày, nguy cơ gan nhiễm mỡ. “Điều thường thấy ở các em béo phì là sự thụ động, ít chơi đùa chạy nhảy mà hay ngồi một chỗ có thể chơi games và coi tivi” - ThS.Bác sĩ Quang cho biết.

Một số phụ huynh còn có thói quen tùy tiện khi sử dụng các loại sữa dinh dưỡng nội, ngoại cho trẻ, không theo hướng dẫn của bác sĩ. Sự thiếu hiểu biết và thói quen trên là nguyên nhân béo phì ở trẻ em.

Hiện, các quán ăn nhanh phát triển khá nhiều trên đường Ngô Gia Tự, Quang Trung, Yên Báy, Lê Lợi... và tập trung gần các trường học. Các món ăn phổ biến là gà chiên, khoai tây chiên, sandwich...

Theo ThS. Bác sĩ Ngô Văn Quang, đặc điểm của đồ ăn nhanh là được chế biến từ các thực phẩm chứa hàm lượng lớn chất béo, mỡ và đường, trong khi lại có rất ít các chất khoáng, vitamin và rau xanh nên dễ làm tăng tích tụ mỡ trong máu, tăng nguy cơ huyết áp cao, có thể gây ra các bệnh lý và mạch máu.

Nguyễn Huy

Orginal Source Báo động học sinh thừa cân, béo phì

Bài liên quan