Thêm 2 người nhập viện vì lợn tai xanh

TPO - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa nhận thêm 2 bệnh nhân bị nhiễm bệnh liên cầu lợn, trong đó có 1 người ở Quảng Ninh, một người ở huyện Ba Vì, Hà Nội. Trước đó, bệnh viện này đã tiếp nhận 4 bệnh nhân đổ bệnh vì lợn tai xanh. le="yes" toolbar="yes" titlebar="yes" scrollbars="yes" menubar="yes" statusbar="yes" location="yes">4 bệnh nhân đổ bệnh vì lợn tai xanh.

Bệnh nhân Nguyễn Văn Hương điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) do nhiễm khuẩn liên cầu lợn. Ảnh: HT

Nếu ăn thịt lợn chưa nấu chín, (hoặc tiết canh) hay lúc chế biến thịt mà chân tay bị xước thì dễ nhiễm bệnh. Khi đó, bệnh nhân có thể bị viêm màng não hoặc nhiễm trùng máu.

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, phó Chủ nhiệm khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung Ương.

Chiều nay, khảo sát tại một số chợ ở Hà Nội PV Tiền Phong Online đều nhận thấy hầu hết các quầy bán thịt lợn tại đây đều không chứng minh được mặt hàng của mình có dấu kiểm duyệt.

Những người mua hàng khi được hỏi đều cho biết, chỉ biết nhìn thịt màu đỏ thì đoán là tươi và sạch nên mua, chứ không biết chắc thịt có dấu kiểm dịch hay không.

Tin từ Chi cục Thú y thành phố Hà Nội ngày 4/5 cho biết: Các lực lượng chức năng của Hà Nội tăng cường kiểm soát việc vận chuyển lợn vào địa bàn thành phố. Các trạm, chốt kiểm dịch trên địa bàn đều hoạt động 24/24 giờ, kiên quyết xử lý các trường hợp vận chuyển động vật và sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch hợp lệ.

Các Đội Kiểm dịch động vật giám sát và kiểm tra việc thực hiện các quy định về kiểm dịch tới từng trang trại chăn nuôi của các công ty quốc doanh, liên doanh hoặc tư nhân trên địa bàn.

Tại các vùng chưa có dịch, các hộ kinh doanh, buôn bán, giết mổ và chế biến động vật, sản phẩm động vật đều được yêu cầu cam kết không mua bán, vận chuyển lợn và sản phẩm từ lợn tại các vùng có dịch vào địa bàn; không giết mổ, chế biến lợn bệnh.

Tại các xã có dịch hoặc tiếp giáp vùng có dịch, tạm dừng việc buôn bán lợn và sản phẩm từ lợn. Các hộ kinh doanh, buôn bán, giết mổ lợn ở đây cũng được yêu cầu tạm dừng việc kinh doanh, vận chuyển, buôn bán và giết mổ lợn; tiến hành vệ sinh tiêu độc khu giết mổ.

Chuyển lợn tai xanh từ vùng khác về Hà Nội để hưởng đền bù cao

Khi lợn bị bệnh tai xanh thì hệ miễn dịch của nó sẽ suy giảm, đây là cơ hội cho khuẩn liên cầu lợn tấn công. Vi khuẩn này có tên khoa học là Streptococcus Suis. Vi khuẩn có thể lây sang người.

Bác sĩ Nguyễn Nguyên Huyên, Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.

Tin từ Chi cục Thú y Hà Nội cho biết, chốt kKiểm dịch động vật và sản phẩm động vật tại huyện Gia Lâm vừa phát hiện, bắt giữ 7 con lợn vận chuyển từ tỉnh Bắc Ninh về địa bàn Hà Nội để khai báo dịch tai xanh, tiêu hủy và nhận hỗ trợ.

Sở dĩ có hiện tượng này là vì thời điểm này, nhiều tỉnh giáp Hà Nội như Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh đều có dịch lợn tai xanh. Trong khi đó chính sách hỗ trợ thiệt hại ở mỗi tỉnh, thành phố lại khác nhau. Có tỉnh chỉ hỗ trợ với mức 18.000đồng/kg lợn phải tiêu hủy, trong khi tại huyện Gia Lâm, Hà Nội, mức hỗ trợ là 25.000 đồng/kg lợn phải tiêu hủy.

Ngoài ra, do ở nhiều vùng chăn nuôi của Hà Nội, dù chưa xảy ra dịch tai xanh song tư thương vẫn lợi dụng dịch bệnh để "ép" giá, buộc người chăn nuôi phải bán lợn với giá thấp nên khả năng người chăn nuôi bỏ lợn đói, không chăm sóc để mang đi tiêu hủy rất dễ xảy ra.

Theo Chi cục Thú y Hà Nội: Hiện dịch lợn tai xanh ở Hà Nội đã xuất hiện ở 6 xã thuộc 2 huyện Gia Lâm và Phú Xuyên. Mặc dù dịch bệnh trên địa bàn đang tạm thời dừng lại và không tiếp tục lây lan, song, nguy cơ lây lan, bùng phát dịch ở các vùng chăn nuôi của Thủ đô vẫn rất cao.

Ngọc Tuân - TTXVN

Orginal Source Thêm 2 người nhập viện vì lợn tai xanh

Bài liên quan