Thiamin, còn được gọi là vitamin B1, được chiết xuất lần đầu tiên năm 1926 từ cám gạọ
Độ ổn định
Thiamin là một trong những vitamin dễ bị hỏng bởi các điều kiện môi trường nhất. Nó tan trong nước và dễ bị mất khi nấu ăn hoặc bị chảy ra khỏi các thực phẩm đang tan đá. Nó cũng bị phân hủy rất nhanh bởi các chất kiềm (như Natri carbontae) và tia tử ngoạị Những chất bảo quản thực phẩm như sulfure dioxide cũng làm phân hủy thiamin.
Chức năng
Thiamin là một phần của coenzyme thiamin pyrophosphatẹ Coenzyme này cực kỳ quan trọng trong việc giải phóng năng lượng từ carbonhydrate, chất béo và cồn.
Nhu cầu
Giới hạn trên an toàn cho việc bổ sung hàng ngày thiamin là 100mg.
Liều khuyến nghị hàng ngày là 1,4mg
Nguồn thực phẩm
Thực phẩm
mg/100g
Cao men bia
3.1
Đậu nành khô
1.1
Sườn heo
0.57
Gạo
0.41
Bánh mì từ bột thô
0.34
Đậu Hà Lan đông lạnh
0.32
Đậu phộng rang
0.23
Khoai tây
0.20
Thịt gà
0.11
Sự thiếu hụt và triệu chứng
Ngày nay thiếu thiamin nặng ở các nước phương Tây rất hiếm, nhưng lượng đưa vào cực thấp sẽ dẫn đến một tình trạng gọi là bệnh tê phù beriberi, có thể gây tử vong nếu không được điều trị ngay với thiamin. Triệu chứng của bệnh tê phù là yếu cơ, buồn nôn, ất cảm giác ngon miệng và giữ nước, ứ nước dẫn đến nguy hại cho tim và phổị
Người ta biết rằng thiếu hụt ít thiamin gây ra các triệu chứng tâm thần như trầm cảm, dễ cáu kỉnh, mất tập trung và giảm trí nhớ. Việc giảm thể trọng và khó chịu bao tử cũng đã được ghi nhận.
Dùng bổ sung
Thiamin có thể được dùng dưới dạng các sản phẩm bổ sung để phòng ngừa khả năng bị thiếu hụt.
Những yếu tố làm tăng nhu cầu thiamin là:
Aên nhiều chất bột.
Uống nhiều rượụ
Thói quen dùng các thuốc antacid (thuốc điều trị viêm dạ dày) và barbituratẹ
Stress thể chất hay tâm lý.
An toàn
Dùng dường uống đến 3000mg/ngày trong thời gian dài vẫn không gây ra một tác dụng phụ nào ở người lớn.
Tương tác và chống chỉ định
Không có chống chỉ định nào được ghi nhận cho thiamin.