Sự hấp thu vitamin B12 phụ thuộc vào sự có mặt của một chất gọi là “yếu tố nội tại” trong dịch vị dạ dày.
Chức năng
Vitamin B12 cần thiết ở mức rất căn bản của quá trình tổng hợp DNA và sự sinh sản của tế bào – nhất là tế bào hồng cầu. Vitamin cũng có vai trò quan trọng trong chuyển hóa acid béo và duy trì bao myelin quanh các dây thần kinh.
Nhu cầu
Giới hạn trên an toàn cho việc bổ sung hàng ngày: 500mcg.
Liều khuyến nghị hàng ngày: 1-3 mcg.
Nguồn thực phẩm
Thực phẩm
mcg/100g
Gan cừu
54.0
Gan heo
23.0
Thịt bò, cừu, heo
2.0
Cá trắng
2.0
Trứng
1.7
Ngũ cốc
1.7
Cao men bia
0.5
Sữa
0.4
Thiếu hụt và triệu chứng
Thiếu hụt vitamin B12 chắc chắn dẫn đến bệnh thiếu máu ác tính (một loại thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ), giảm số lượng tế bào hồng cầu. Những tế bào mới được tạo ra có kích thước bất thường và thường quá lớn và không đảm bảo được chức năng như những tế bào hồng cầu bình thường.
Không may là các triệu chứng thiếu vitamin B12 thường bị che lấp bởi các triệu chứng của thiếu acid folic (vitamin B9) đi kèm. Khi đó, thiếu vitamin B12 phát triển một các âm thầm và cuối cùng biểu hiện thành những tổn thương thần kinh vĩnh viễn không phục hồi.
Dùng bổ sung
Thiếu máu ác tính
Điều trị hoặc phòng ngừa thiếu máu ác tính. Thường tiêm bắp vitamin B12 với một lượng lớn. Nhờ vậy có thể kiểm soát được một bệnh có thể gây nguy hiểm tính mạng.
Người ăn chay trường
Những người ăn chay, nhất là những người ăn chay trường niên cần phải dùng thêm vitamin B12 qua các chế phẩm bổ sung theo đường uống. Nguyên nhân là do vitamin B12 không có trong các thức ăn từ thực vật.
Liều cao B12 cũng có thể dùng điều trị một số trường hợp bệnh lý khác ngoài thiếu máu ác tính, như một số bệnh tâm thần (nhất là ở người lớn tuổi) có thể cải thiện tốt khi dùng B12.
Độ an toàn
Không có tác dụng độc hại nào được ghi nhận do B12 trên người. Người ta có thể tiêm liều cao đến 3mg/ngày để điều trị mệt mỏi và các rối loạn thần kinh mà không thấy tác dụng phụ.
Tương tác và chống chỉ định
Không có chống chỉ định nào được ghi nhận cho vitamin B12.