NHỮNG LỜI KHUYÊN CHO NGƯỜI NHỒI MÁU CƠ TIM

{mosimage} Ai cũng biết nhồi máu cơ tim (NMCT) là một bệnh rất nặng. Thống kê ở Mỹ năm 1999 cho biết cứ 100 người bệnh này thì ngay trong tháng đầu tiên đã chẹt tới 25 người, 14 người chết tay trong giờ đầu (nói chung là chết ở nhà chư­a kịp đến bệnh viện), và nếu qua được giờ đó thì trong vòng 1 tháng chết thêm 11 người nữa! Nhưng đời sống của 75 người may mắn vượt qua được cái "cửa tử" một tháng đó sẽ ra sao? {josquote}Nhồi máu cơ tim ngày nay không còn là niềm tuyệt vọng nữa. Tiến bộ y học đã cung cấp nhiều kỹ thuật cứu sống người bệnh{/josquote}

Trước kia, và ngay cả bây giờ nữa, nhiều người vẫn nghĩ rằng nhồi máu cơ tim là "hết đời", là "sống cũng như chết" v.v... và v. v... Sự thật hoàn toàn không phải như thế: tuyệt đại đa số người sống sót sau một trận nhồi máu cơ tim có thể có một cuộc đời gần như bình thường. Chỉ cần một chút hiểu biết và giữ gìn, là cuộc sống sau nhồi máu cơ tim, có thể đầy đủ, hoạt động và thú vị. Số nhỏ gặp sự cố sau nhồi máu cơ tim, có thể do bệnh nặng, vùng nhồi máu quá lớn, hoặc cũng có thể do không biết cách giữ gìn.

Vậy những người đã qua khỏi nhồi máu cơ tim và ra viện, nên sinh hoạt như thế nào?

Về hoạt động nghề nghiệp. Gần nh­ư tất cả những người nhồi máu cơ tim mà không có biến chứng gì đều có thể tiếp tục nghề cũ của mình, trung bình một tháng sau tính từ ngày bắt đầu đau. Nếu trừ đi thời gian nằm viện, thường từ 1- 2 tuần, thì chỉ cần nghỉ ở nhà 2 - 3 tuần là đủ. Nghỉ lâu quá không có lợi, vì người yếu thêm, lại hay lo nghĩ bi quan, rồi lại mất thói quen nghề nghiệp mất 'ghế’, đi làm lại khó khăn hơn. Không nên về hưu vì nhồi máu cơ tim (trừ những trường hợp gần sát tuổi nghỉ hưu rồi).

Nhiều người cứ tưởng bệnh tim như nhồi máu cơ tim thì phải lao động trí óc ("lao tâm"). Sự thật hoàn toàn ngược lại. Những người lao động trí óc dùng ít năng lượng, tim đỡ tốn sức, nên có thể trở lại công việc sớm hơn những người lao động chân tay. Công việc văn.phòng như máy tính, kế toán, thư ký, lập kế hoạch, thủ quỹ có thể tiếp tục được sớm... máy chữ không có hại gì cho tim như một số người lầm tưởng. Giáo viên các cấp cũng không nên nghỉ việc quá lâu. Văn nghệ sĩ sáng tác văn, thơ, nhạc, họa v.v... nên tiếp tục công việc sớm hơn nữa. Các nhà quản lý cũng nên trở lại công việc chỉ đạo lãnh đạo các cơ quan, xí nghiệp, trường học... thật sớm.

Chỉ cần một điều: cố tránh hoặc giảm bớt các cuộc chiêu đãi, tiệc tùng, ở đó người ta ép nhau hút thuốc lá, uống rượu, ăn đặc sản và thức khuya. Lao động chân tay, nếu nhẹ thì có thể trở lại công việc sau 1 tháng, nhưng nếu việc vất vả nặng nhọc quá thì phải nghỉ lâu hơn. Ðây là trường hợp nghề bốc vác hàng nặng, leo núi đi bộ xa, lên thang gác nhiều, đẩy xe nặng. Có khi phải đổi sang nghề khác tốn ít sức hơn, cho phù hợp với khả năng của tim sau khi bị bệnh.

Về thể dục thể thao, nên bắt đầu hoạt động sớm.

Ngay khi còn nằm trên giường bệnh, người nhồi máu cơ tim đã nên "ngó ngoáy" chân tay, trở mình; và từ ngày thứ 2-3 không ai còn bắt bệnh nhân 'tuyệt đối nằm im’ như những bài học cũ trước kia. Sau đó tập đi bộ tăng dần cho đến khi ra viện thì có thể đi lại trong nhà, ngoài sân, mới đầu đi đường bằng, sau đó dần dần lên vài bậc hoặc leo dốc nhẹ. Vài tuần sau lên gác 2, sau nhà giặt giũ, xách nước cần đợi lâu hơn. 2 tháng đã có thể đánh Tennis lại, trước ít sau nhiều, dần dần đi bộ xa hơn, xe đạp rất tốt, xe máy đi được chỉ cần tránh đường quá đông đúc. Bơi rất tốt nếu bơi thong thả. Nên chú ý ngừng nghỉ một lúc nếu thấy tức ngực, khó thở, chóng mặt hoặc tim đập quá nhanh.

Mùa rét nên tập nhẹ hơn mùa hè, thời tiết xấu nên tập trong nhà, tốt nhất là có máy tập (chạy, đạp xe...). Nên tránh tập tạ, lặn dưới nước... Nếu tập sang môn mới nên hỏi ý kiến bác sĩ cho cẩn thận.

Du lịch rất tốt: máy bay chở khách hiện nay có điều hòa nhiệt độ và áp suất, nên rất an toàn dù bay cao. Tuy nhiên, ngồi máy bay quá lâu, 5 - 6 tiếng trở lên cũng gây mệt chút ít. Nhớ đừng xách nặng leo lên ca bin! Tàu hỏa, ô tô, chỉ cần tránh mang nặng là được.

Còn về "món ấy" ở gia đình thì sao? Các bác sĩ cho rằng chỉ cần kiêng một tháng, sau đó hoạt động dần trở lại. Mới đầu hoạt động ít ngắn, động tác nhẹ nhàng, nếu cần thì dùng những tư thế ít tốn sức cho nam giới như nằm nghiêng, hoặc nằm dưới. Nói chung, nên vừa sức, không nên cố gắng lấy "thành tích" làm gì!

Về tâm lý, điều hết sức quan trọng là theo đúng lời khuyên của thầy thuốc. Không nên quá sợ hãi (sợ tái phát, sợ mất việc...), quá lo lắng làm khó ngủ và mất bình tĩnh. Ðặc biệt, không nên nghe theo lời mách của những người không chuyên môn, kể cả những bệnh nhân nhồi máu cơ tim cũ và các bác sĩ không chuyên khoa thí dụ kiêng quá mức hoặc dùng những thuốc tác dụng không rõ ràng..

Cách ăn uống và thuốc men sau nhồi máu cơ tim là một vấn đề quan trọng xin nói kỹ trong một bài sau. Bác sĩ Hà Bá Miễn phụ trách theo dõi trên 300 bệnh nhân nhồi máu cơ tim đã ra viện từ nhiều năm cho biết: đa số người bệnh vẫn hoạt động bình thường, tiếp tục công việc trước kia nhiều người đi bộ mỗi ngày một vài km. Ða số vẫn có hoạt động "giường chiếu" bình thường, nếu có nhu cầu. Số có biến chứng tái phát rất ít. Kinh nghiệm thực tế đó cho phép người nhồi máu cơ tim yên tâm lạc quan với sức khỏe của mình.

(Theo Thông tin Y dược học VN )

Bài liên quan

Viêm phế quản mạn tính
Viêm khớp
Viêm mũi dị ứng
Viêm gan