Bạn thường cảm thấy mắc tiểu, nhưng khi vào phòng tắm, bạn đi tiểu không được, ráng lắm mới có thể được một chút... và khi nước tiểu thoát ra, bạn cảm thấy xốn xang, rát, xót... nơi ống dẫn tiểu. Những triệu chứng này là dấu hiệu của chứng nhiễm trùng bọng đái. Đây là một trong những chứng nhiễm trùng hết sức phổ thông mà các bác sĩ thường gặp phải. Vào khoảng 50% tất cả phụ nữ bị chứng này ít nhất một lần trong cuộc đời họ, trong đó có hơn 20% bị lặp đi lặp lại trong cuộc đời.
Hoàn toàn không có gì lạ khi một phụ nữ bị chứng này một hai lần trong một năm. Bệnh này phát xuất từ đâu? - Chứng nhiễm trùng bọng đái gây ra do một loại vi khuẩn tên là E. co li. Vi khuẩn này thường bám trong tử cung của tất cả phụ nữ. Từ tử cung, chúng có khuynh hướng xâm lấn vào đường tiểu, và sẽ chì tạo nên bệnh trạng sau khi xâm nhập được vào hệ thống dẫn tiểu mà thôi.
Khi vi khuẩn này xâm nhập đường tiểu, nước tiểu bạn bị nhiễm trùng. Sự nhiễm trùng này có thể lan tràn lên đến bọng đái, chỗ chứa nước tiểu và ăn mòn thành của bọng đái.
Thông thường, bệnh này chỉ nhẹ với đa số người mắc bệnh. Các bác sĩ thường giải thích nôm na cho bệnh nhân bằng cách so sánh bọng đái bị ăn mòn này với làn da bị nắng ăn khi ra nắng nhiều.
Dù sao, khác với làn da bị nắng ăn, chứng nhiễm trùng bọng đái gây cho bạn những cảm giác đau buốt khi đi tiểu, và từ đó sinh hoạt bạn cũng bi ảnh hưởng nhiều.
Các bác sĩ có kinh nghiệm chứa trị chứng nhiễm trùng bọng đái đưa ra một số các phương pháp dưới đây có thể làm bạn thấy dễ chịu hơn, cũng như giúp chứng này lành nhanh hơn.
Uống thật nhiều nước
Khi bị nhiễm trùng bọng đái, bạn nên uống thật nhiều nước. Việc uống nước nhiêu này sẽ làm bạn thấy dễ chịu hơn và khiến cho bệnh mau lành hơn.
Ngược với một số người thường nghĩ... “À bệnh này chỉ gây cảm giác rát) xót khi mình đi tiểu mà thôi...”. Vậy muốn tránh bị rát, mình không . nên uống nhiều nước để không phải đi tiểu nhiều..." Lối suy nghĩ này, trên thực tế, hoàn toàn sai Lầm... và nó có thể làm bệnh trở nên trầm trọng hơn nữa. Loại vi khuẩn E. co li trong nước tiểu bạn có tốc độ sinh sản rất nhanh, chỉ cần 20 phút để sinh sản gấp đôi. Càng nhiều vi khuẩn, thành bọng đái sẽ bị chúng ăn mòn nhiều hơn, sẽ tạo đau xót hơn.
Vì thế, người bị chứng nhiễm trùng bọng đái nên uống càng nhiều nước càng tốt để tống bớt số vi khuẩn ra khỏi bọng đái, không cho chúng thời giờ sinh sản, sự ăn mòn thành bọng đái sẽ ít hơn.
Một cách tổng quát, bạn càng uống nhiều nước bao nhiêu, sự đau rát sẽ càng giảm bớt bấy nhiêu... Thế nào là nhiều?... Hãy nhìn màu sắc của nước tiểu bạn. Trong vắt gần như nước lạnh là dấu hiệu tốt, còn có màu nghĩa là bạn uống chưa đủ nước .
Tắm nước nóng
Đa số phụ nữ cảm thấy bớt đau xót hơn khi ngâm mình trong bồn nước nóng. Người ta chưa tìm ra lý do chính thức tại sao nước nóng có thể xoa dịu sự đau rát này. . .có lẽ nước nóng có khả năng xoa dịu mọi chứng sưng do nhiễm trùng gây nên. Tuy không có luận cứ khoa học, nhưng bạn cũng nên thử. Dù sao, việc ngâm nước nóng cũng hoàn toàn vô hại đối với bạn.
Uống thuốc dịu đau và sinh tố C
Các loại thuốc như Aspirin hoặc Ibuprofen (Advil) có khả năng xoa dịu vết sưng gây nên do sự nhiễm trùng. Khi vết sưng được xoa diu, bạn sẽ cảm thấy bớt rát, xót hơn.
Sinh tố C làm cho nước tiểu của bạn có tính a-xít. Tính a-xít này ngăn chân sự phát triển của vi khuẩn trong bọng đái. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần một viên sinh tố C 500mg giúp bạn bớt đau xót rất nhiều. Bạn cũng có thể uống nhiều nước trái cây như cam, chanh, cranberry... là tốt nhất, đó là những loại sinh tố C thiên nhiên, uống nhiều không có hại, lại giúp cho bạn uống được nhiều nước hơn.
Lưu ý: Nếu bạn đang theo sự điều trị củn bác sĩ về bệnh này, nên hỏi bác sĩ về việc uống nhiều sinh tố C hoặc nước trái cây có tốt không. Đôi lúc bác sĩ có thể đang cho bạn uống một số trụ sinh, và có nhiều loại trụ sinh không có kết quan tốt khi dùng chung với sinh tố C.
Đối với bệnh nhiễm trùng bọng đái, khoảng 90% mọi phụ nữ đều lành bệnh trong vòng vài ngày sau khi dùng một hai viên trụ sinh. Nhưng có một số ít có thể dẫn đến những chứng bệnh khác, có thể liên quan đến bệnh thận hoặc những bệnh ung thư. Bạn nên khám bác sĩ chuyên khoa lập tức nếu chứng đau xót khi đi tiểu đi kèm với máu trong nước tiểu, đau lưng chỗ trái thận, nóng sốt, hoặc ói mửa.
Đối với các bạn chưa nhiễm bệnh nhưng muốn phòng ngừa, những mẹo vặt nhỏ sau đây được đê ra do các bác sĩ chuyên khoa có thể giúp bạn rất nhiều trong việc ngừa bệnh.
Dùng giấy vệ sinh từ trước ra sau
Việc lau giấy vệ sinh ngược từ sau ra trước có thể mang các vi khuẩn có hại từ hậu môn dính vào cửa mình và từ đó làm đường tiểu bị nhiễm trùng. Nếu bạn có thói quen lau từ sau ra trước, nên sửa lại từ trước ra sau.
Đi tiểu trước và sau khi giao hợp
Việc đi tiểu trước khi giao hợp sẽ đẩy các vi khuẩn ở tử cung ra khỏi đường tiểu và không cho chúng có cơ hội xâm nhập đường tiểu trong lúc giao hợp. Bằng không, chúng rất có thể bị những nhu động của sự giao hợp đẩy ngược vào đường tiểu.
Đi tiểu sau khi giao hợp có tác dụng đẩy ngược trở ra những vi khuẩn đã lọt vào đường tiểu trong lúc giao hợp. Đây là một trong những phương pháp rất hữu hiệu ngăn chận bệnh nhiễm trùng đường tiểu. Thống kê cho thấy những phụ nữ làm tình nhiều, cũng như những phụ nữ hành nghề mãi dâm có con số nhiễm bệnh cao hơn phụ nữ bình thường rất nhiều.
Vòng xoắn, và các vật đặt trong tử cung
Một số phụ nữ dùng những phương pháp ngừa thai nói trên có thể bị chứng nhiễm trùng bọng đái lập đi lập lại nhiều lần hơn người thường. Thường các vật này có hình dáng không được trơn tru nên nước tiểu không tống ra được hết các vi khuẩn bám vào nó. Nếu bạn có dùng một trong những phương pháp này và hay bị chứng nhiễm trùng đường tiểu nên trình bày với bác sĩ ngừa thai của bạn để đổi sang một phương pháp ngừa thai khác.
Dùng loại băng vệ sinh thích hợp
Băng vệ sinh bán trên thị trường có loại nhét sâu vào âm đạo (tampons). Loại này tuy tiện lợi nhưng cũng có tác dụng gần giống như sự giao hợp, có thể tạo cho vi khuẩn cơ hội xâm nhập đường tiểu. Nếu bạn sử dụng loại này và bị nhiễm trùng, nên đổi sang loại băng bên ngoài (pads).
Dùng đồ lót thông hơi và giữ âm dạo sạch sẽ.
Các loại đồ lót bầng nylon thường làm âm đạo không thông hơi và trở nên ẩm ướt - đó chính là diều kiện lý tưởng cho sự sinh sản của vi khuẩn Nên dùng đồ lót bằng vải và thay đổi thường xuyên để tránh sự ẩm ướt này.
Âm đạo cũng nên rửa cho sạch sẽ để giữ cho các vi khuẩn có hại không có cơ hội phát triển. Dù sao, không nên quá kỹ lưỡng. Việc dùng ống rửa âm đạo (douche) và các loại xà bông sát trùng mạnh quá thường không tốt, vì chúng sẽ giết tất cả những vi khuẩn có lợi trong âm hộ cũng như có thể làm trầy hoặc ăn mòn vách âm hộ, gây ra sự nhiễm trùng.
Nhìn chung, chỉ đừng để cho dơ, ẩm là đủ, không nên giữ vệ sinh một cách quá đáng.