UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG

BS. Đặng Thanh (ĐH Y Huế)

MỤC TIÊU BÀI GIẢNG :

1. Nêu lên được các đặc điểm chính của ung thư vòm.

2. Vẽ và đánh dấu nơi khối u thường xuất phát.

3. Kể được các triệu chứng lâm sàng thường gặp của u vòm Việt nam.

4. Biết cách chẩn đoán K vòm theo giai đoạn và có thể nêu lên được phát đồ điều trị thích hợp.

5. Hiểu biết và phổ biến được các biện pháp dự phòng của bệnh ung thư vòm
UNG THƯ THANH QUẢN VÀ HẠ HỌNG

Bs Đặng Thanh (Đại học Y Huế)

MỤC TIÊU BÀI GIẢNG:

1. Nêu lên được tầm quan trọng và tính phổ biến của ung thư thanh quản và ung thư hạ họng.

2. Nêu lên được tinh chất dịch tể học của ung thư thanh quản và ung thư hạ họng.

3. Kể các triệu chứng thường gặp của ung thư thanh quản và ung thu hạ họng ở Việt Nam giúp phát hiện bệnh sớm.

4. Tìm các biện pháp để chẩn đoán sớm và điều trị sớm của ung thư thanh quản và ung thư hạ họng.

5. Ap dụng các biện pháp dự phòng thích hợp trong điều kiện của Việt Nam để có thể ngăn ngừa bệnh hoặc hạn chế di chứng do ung thư thanh quản và ung thư hạ họng gây ra.

MỐI LIÊN QUAN GIỮA CHUYÊN KHOA TAI MŨI HỌNG VỚI CÁC CHUYÊN KHOA KHÁC TRONG NGÀNH Y
PTS Nguyễn Tư Thế (Đại học Y Huế)

Mục tiêu bài giảng:

Sau khi học xong bài này SV có khả năng:

1. Nhận biết được vai trò quan trọng của CK TMH với các CK khác trong ngành y

2. Liệt kê được các nguyên nhân, và những yếu tố thuận lợi đưa tới mắc bệnh TMH do các CK khác gây ra từ đó có thể chỉ ra những nguyên nhân phổ biến để có thể phòng tránh ngay từ đầu.

3. Phát hiện được bệnh TMH từ CK khác hoặc bệnh thuộc CK khác đang nằm ở TMH để xử trí sớm, khi chưa có biến chứng.

4. Hướng dẫn thuyết phục cộng đồng biết tác hại của bệnh TMH để có những biện pháp phòng tránh,...

Lời nói đầu

Chuyên khoa Tai Mũi Họng (TMH) là một chuyên khoa lâm sàng, ngày càng có tầm quan trọng trong công tác phục vụ sức khỏe nhân dân. Khi Xã hội phát triển, mức sống càng cao, nguyên nhân sinh bệnh càng phức tạp thì người bệnh cũng đòi hỏi Thầy thuốc TMH phải khám và điều trị có chất lượng cao hơn.

Những kiến thức thông thường về chuyên khoa TMH bắt buộc tất cả mọi Thầy thuốc tương lai dù ở lĩnh vực chuyên môn nào trong Trường Đại học Y khoa cũng đều phải học. Những kiến thức cơ bản đó, trước hết giúp cho các Thầy thuốc làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu (CCSKBĐ) trong cộng đồng, ngoài ra có thể biết cách khám, điều trị một số bệnh thông thường và gửi kịp thời các bệnh nặng khác về TMH.

Bộ môn Tai Mũi Họng là một trong 12 Bộ môn thành viên của dự án Việt nam - Hàlan triển khai phương pháp giảng dạy có lồng ghép Dịch tễ học (DTH) và CSSKBĐ và sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực trong trường Đại học, vì vậy Bộ môn chúng tôi đã biên soạn tập “KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG chuyên khoa Tai Mũi Họng” để làm tài liệu giảng dạy về chuyên khoa này ở Trường Đại Học Y Huế.

Vấn đề không phải là quá mới, nhưng để thật hoàn hảo về nội dungbiên soạn, thật chuẩn mực về phương pháp trình bày... để làm khuân mẫu cho mọi bài giảng là không thể được. Chúng tôi phải tiếp tục cải tiến, rút kinh nghiệm sau khi giảng, tiếp thu ý kiến của sinh viên, học hỏi các Bộ môn trong trường mình và trường bạn để phương pháp giảng dạy có lồng ghép DTH và CCSKBĐ trong từng bài giảng ngày một hiệu quả hơn.

Tuy chúng tôi đã rất cô gắng nhưng chắc chắn không thể không còn thiếu sót chưa tự phát hiện, xin được các đồng nghiệp trong và ngoài chuyên khoa góp ý kiến để lần tái bản sau hoàn chỉnh hơn.

Thay mặt Bộ môn TMH và Ban biên soạn tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Giáo vụ và Công tác sinh viên, đặc biệt Nhóm dự án Việt Nam - Hà lan Đại học Y Huế đã tạo mọi điều kiện cho chúng tôi hoàn thành tập sách này kịp thời giảng dạy cho sinh viên Y Khoa.

Huế ngày 10.07.1999

Thay mặt nhóm Biên soạn

PTS Nguyễn Tư Thế

CHẤN THƯƠNG TAI MŨI HỌNG

Bs Đặng Thanh (Đại học Y Huế)

MỤC TIÊU BÀI GIẢNG :

Sau khi học xong bài này, SV có khả năng:

1. Kể được các chấn thương thường gặp trong TMH.

2. Nêu lên được các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của các chấn thương.

3. Nêu lên được thái độ xử trí của từng loại chấn thương.

4. Đề ra các biện pháp để dự phòng chấn thương trong TMH.