VIÊM TAI GIỮA

MỤC TIÊU

1. Nắm được các triệu chứng lâm sàngcủa viêm tai giữa cấp và mạn tính

2. Nắm được tiến triển và điều trị của viêm tai giữa cấp và mạn tính để điều trị, theo dõi và dự phòng, tránh các biến chứng

3. Phân biệt được viêm tai giữa mạn tính mủ nhầy và mạn tính mủ mãn

4. Hiểu biết và tuyên truyền vấn đề phòng bệnh viêm tai giữa trong việc CSSKBĐ

VIÊM MŨI

PTS Nguyễn Tư Thế

Mục tiêu BÀI GIẢNG:

1. Hiểu rõ được tác hại của viêm mũi cấp và mạn tính, cần thiết phải được khám và điều trị.

2. Liệt kê được các nguyên nhân, và những yếu tố thuận lợi đưa tới viêm mũi đặc biệt chỉ ra những nguyên nhân phổ biến thuộc các bệnh nhiễm trùng lây để có thể phòng tránh trong cộng đồng.

3. Nêu ra được các biến chứng thường gặp và các biện pháp xử trí.

4. Thuyết phục và tích cực hướng dẫn cộng đồng phòng ngừa để hạn chế bệnh viêm mũi.

Viêm họng cấp và mãn tính

MỤC TIÊU BÀI GIẢNG :

1. Nêu được nguyên nhân và các yếu tố dịch tể của viêm họng cấp và mãn tính.

2. Trình bày các triệu chứng lâm sàng và cách điều trị của viêm họng đỏ cấp thông thường, viêm họng đỏ có bựa trắng, viêm họng có giả mạc, viêm họng mãn tính.

3. Phân biệt giữa viêm họng virus và viêm họng liên cầu.

4. Nêu lên các biến chứng của viêm họng.

5. Đề ra các biện pháp dự phòng của viêm họng.

VIÊM AMIDAN VÀ VIÊM VA

Bs PHAN VĂN DƯNG (Đại học Y Huế)

MỤC TIÊU:

Sau khi học xong bài, sinh viên có khả năng:

1. Hiểu được các yếu tố gây bệnh của A và VA

2. Chẩn đoán được viêm A và VA : cấp và mạn tính

3. Biết được hướng điều trị của viêm A và VA

4. Phòng tránh được các biến chứng của viêm A và VA

5. Tuyên truyền và vận động trong cộng đồng việc phòng bệnh và tránh các biến chứng của viêm A và VA.

DỊ VẬT ĐƯỜNG ĂN

Mục tiêu bài giảng:

1. Nhận biết được tính chất nguy hiểm của dị vật đường ăn cần thiết phải được xử trí cấp cứu.

2. Liệt kê được các nguyên nhân, và những yếu tố thuận lợi đưa tới mắc dị vật, đặc biệt chỉ ra những nguyên nhân phổ biến để có thể phòng tránh ngay từ đầu.

3. Mô tả được dấu hiệu “Lọc cọc thanh quản cột sống” của biến chứng dị vật đường ăn.

4. Phát hiện được dị vật để xử trí sớm, khi chưa có biến chứng.

5. Nêu ra được các biến chứng thường gặp và các biện pháp xử trí tùy theo các biến chứng của loại dị vật trên.

6. Hướng dẫn thuyết phục cộng đồng phòng ngừa và hạn chế dị vật đường ăn. Đả phá tư tưởng điều trị hóc bằng chữa phép, cúng bái...

©2002-2024. Copyright by Sức Khỏe Cộng Đồng. Quản trị nội dung: BSCK2 Phạm Xuân Hậu.
Template by JoomShaper