Giảm khó chịu khi cho bé bú

TP - Cho con bú là niềm hạnh phúc của người mẹ. Nhưng đôi lúc, bạn khó chịu vì bầu ngực nóng căng, nứt đầu vú hay những cơn co thắt tử cung... sp;đôi lúc, bạn khó chịu vì bầu ngực nóng căng, nứt đầu vú hay những cơn co thắt tử cung...

Đau khi cho bé bú

Ngực nóng và căng: Đôi khi liên quan đến việc sữa về, hiện tượng căng sữa có thể xảy ra nếu bé chưa kịp bú. Ngực của bạn nóng và cương. Nhiệt độ có thể tăng lên trong vài giờ, bạn cảm thấy rất khó chịu. Lần đầu tiên bị như vậy, rất nhiều bà mẹ lo lắng. Để giải tỏa tình trạng này, bạn có thể tắm nước ấm bằng vòi hoa sen đồng thời xoa nhẹ lên ngực.

Mảng đỏ trên ngực: Viêm mạch bạch huyết có thể là hậu quả của tuyến sữa bị tắc. Sự xuất hiện các mảng đỏ trên bầu vú đi kèm với cảm giác đau đớn và khó chịu, hơi giống như khi bạn bị cúm. Rất nhiều các bà mẹ cho rằng mệt mỏi gây ra viêm mạch bạch huyết, cũng như stress. Tuy nhiên, thực tế thì phần lớn lại là do cơ thể bị lạnh: gió thổi, vừa tắm ở bể hay về đêm trời trở lạnh. Giải pháp: Nghỉ ngơi và giữ ấm ngực khi trời lạnh.

Tia sữa bị tắc: Một cục sữa đông cản trở sự tiết sữa. Khi nắn lên ngực, bạn cảm thấy nó, luôn ở một chỗ. Một điểm trắng xuất hiện trên quầng ngực, đau đớn, sưng phồng và rắn. Giải pháp: Đi găng tay ấm hoặc ngâm ngực vào trong một chậu nước ấm và xoa bóp trước khi cho bú để làm tan nút tắc.

Nứt đầu vú: Vào những ngày đầu cho bé bú, một vài bà mẹ xuất hiện tượng nứt đầu ti. Gây đau đớn và stress, hiện tượng này có nguyên nhân phần lớn là tư thế cho bé bú không đúng. Giải pháp: Thay đổi tư thế cho bé bú, bôi kem hay nước rửa chống khô da (có bán tại hiệu thuốc). Nếu vết nứt vẫn còn, áp một viên đá lạnh vào ngực trước khi cho bú. Nhiệt độ lạnh tác động như chất gây tê, bạn sẽ không bị đau khi bé bú. Đặt lên hai đầu ti một miếng lót mềm, nó sẽ giúp tránh cọ xát với áo nịt.

Cảm giác bỏng rát: Đau dữ dội trong ngực và hai đầu ti, giống như lúc bị bỏng. Một số bà mẹ thậm chí không thể mặc áo. Có thể xuất hiện những triệu chứng khác: em bé bị tưa lưỡi (những điểm trắng và mảng hồng đỏ trong miệng), ngực đỏ, rát và ngứa. Đừng quá lo lắng, đây không phải căn bệnh nghiêm trọng nhưng đã đến lúc bạn nên khám tại bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp điều trị kịp thời.

Co thắt ở tử cung: Tất cả những lần cho bú đầu tiên đều có thể gây co thắt tử cung trong ba đến bốn ngày đầu. Đừng lo lắng, những đau đớn này sẽ qua đi và là dấu hiệu cho thấy tử cung đang co lại để trở về vị trí ban đầu.

Không đủ sữa hay quá nhiều sữa

Không đủ sữa: Rất nhiều bà mẹ nghĩ rằng mình ít sữa đi sau một vài ngày hoặc một vài tuần. Trên thực tế, chính nhu cầu của bé tăng lên. Nếu trẻ tè đầy bỉm 5 - 6 lần một ngày, đi ngoài phân mềm và lên cân đều đặn hàng tháng, thì bạn nên biết rằng con bạn đang được nuôi dưỡng tốt và bạn đủ sữa. Nếu không được như vậy, bạn có thể ăn thêm các thực phẩm, món ăn lợi sữa và cho bé ăn thêm sữa bột dành cho trẻ sơ sinh.

Quá nhiều sữa: Sữa chảy ướt đẫm áo, tia sữa quá mạnh, bạn có cảm tưởng em bé bị nghẹn... Để hạn chế dòng sữa, hãy mặc áo nịt ngực ngày lẫn đêm. Khi cho trẻ bú một bên, hứng dòng sữa chảy ra từ bên kia. Thường thì bé sẽ đủ no với chỉ một bên ngực. Khi ít bị kích thích, dòng sữa được sản xuất sẽ giảm đi.

Vấn đề của bé

Bé bị đau bụng: Tất cả các em bé, bú mẹ hay không, đều có thể bị đau bụng. Thường gặp nhất là trường hợp các bé bú mẹ thường xuyên nhưng bú ít. Bé chỉ bú được lượng sữa đầu, loãng và ngọt hơn, trong khi sữa sau mới là sữa chứa nhiều chất béo. Trong trường hợp này, trước khi cho bé bú hãy vắt bớt sữa để bé có thể tiếp cận với sữa béo. Kiểm soát thực phẩm của mẹ và ngừng sử dụng cà phê, trà, sữa, chocolat trong 1 - 2 tuần.

Chuyển sang bú bình: Sau thời gian đầu cho bú, một số bà mẹ muốn chuyển sang cho bé dùng sữa bình. Tuy nhiên, phải mất 2 - 3 tuần để bé có thể cai sữa mẹ và làm quen với bình sữa. Mấy ngày đầu chỉ cho bé uống một bình sữa ngoài một lần, thời gian sẽ giúp bé quen dần.

Để việc thay đổi diễn ra êm ả, bạn có thể vắt sữa vào bình rồi cho bé bú lần đầu. Sau đó đan xen giữa các lần bú mẹ/bú bình trong 4 - 5 ngày. Có thể bé sẽ từ chối bú bình, bạn không nên lo lắng và không ép bé bú. Hãy lặp lại sau 10 phút. Nếu nhiều lần thử không thành, hãy để vài ngày nữa

Ngân Anh
Theo F.A

Orginal Source Giảm khó chịu khi cho bé bú

Bài liên quan