Thức ăn làm cho mắt sáng

Ngoài việc tránh những yếu tố ngoại quan gây tổn hại đến mắt, thì việc ăn uống hợp lý cũng là một cách chăm sóc sức khỏe của mắt một cách chủ động và hiệu quả.

Đôi mắt thường phải chịu đựng nhiều nguy cơ từ môi trường như các yếu tố vật lý (ánh nắng, các tia tử ngoại...), yếu tố hóa học (các hóa chất, hơi cay...), yếu tố cơ học (các dị vật, các chấn thương trực tiếp hay gián tiếp), yếu tố về bệnh lý (bệnh lý tại mắt hay bệnh lý toàn thân), yếu tố tâm lý và tinh thần nữa (buồn rầu, lo âu, căng thẳng mất ngủ...). Cho nên để giữ gìn đôi mắt, ta phải bảo vệ mắt tránh khỏi tất cả những yếu tố trên, và cũng nên chú ý đến chuyện chăm sóc sức khỏe nền tảng cho mắt bằng một chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Beta – caroten có nhiều nhất trong các loại rau quả màu vàng đậm như cà rốt, bí đỏ và các loại rau lá màu xanh đậm như rau ngót, rau dền, quả gấc. Lượng Beta – caroten trung bình cần cho một người trong ngày là 6-8mg.

Nguồn vitamin C trong thiên nhiên rất dồi dào, chủ yếu thông qua các loại trái cây tươi như cam, quýt, xoài, dâu tây, đu đủ, cà chua... Mỗi ngày cơ thể cần khoảng 70-100mg vitamin C.

Vitamin E thường được gọi là vitamin của sắc đẹp. Đây là một loại vitamin tan trong chất béo có nhiều trong rau, dầu, mầm ngũ cốc, mỡ cá, trứng, sữa, thịt, gan...

Selemium trong tự nhiên, nguồn thực phẩm cung cấp selenium có giá trị nhất là từ các loại hải sản, phủ tạng động vật, thịt, các loại ngũ cốc... Hằng ngày cơ thể cần khoảng 55-70mcg Selenium.

Carotenoid, các chất mầu thảo mộc
Lutein: Có trong bắp, trứng, được gọi là carotenoid võng mạc do vai trò quan trọng của nó đối với võng mạc, đặc biệt là điểm vàng.

Anthocycanes: Có nhiều trong trà, nho đen, rượu nho
Zeaxanthin: Có trong trứng
Lycopen: Có nhiều trong cà chua, cà rốt
Curcumin: Có nhiều trong nghệ.

Các chất khoáng

Kẽm (Zn): Nhu cầu hằng ngày khoảng 12-15mg. Nguồn cung cấp chủ yếu qua hải sản, thịt đỏ, gan cá, trứng, sữa, đậu đỗ đặc biệt trong hàu hàm lượng kẽm rất cao.

Magnesium (Mg): Mg được phổ biến rộng rãi, có nhiều trong ngũ cốc, trà, rau xanh, sữa, hải sản... Nhu cầu Mg hằng ngày khoảng 280-350mg.

Flavonoids

Rutine, Quercentin: Có tác dụng bảo vệ tế bào thành mạch máu, có nhiều trong hoa hòe, hành.

Kaempfesol: Có nhiều trong táo, ác-ti-sô, củ hành, trà, nho, cam, quýt, sô-cô-la, rượu vang...

Allicine: Có nhiều trong tỏi

Vitamin A có trong các thức ăn có nguồn gốc động vật, đặc biệt nhiều hơn trong gan, lòng đỏ trứng, dầu gan cá, sữa mẹ... Thức ăn thực vật không chứa vitamin A nhưng các loại rau quả mầu vàng cam, mầu xanh đậm có chứa Beta-caroten khi vào trong cơ thể có thể được chuyển đổi thành vitamin A.

Bài liên quan