Trầm cảm, căn bệnh xã hội hiện đại

Phụ nữ rơi bị trầm cảm nhiều gấp 2 lần so với đàn ông. Song dường như trầm cảm ở nam giới thường "khủng khiếp" hơn nhiều so với phái yếu.
Bill Thielker không thể tin là anh đã bị trầm cảm như lời bác sĩ. Đơn giản vì anh không thấy buồn chán lắm. Quả có lúc, Thielker - 54 tuổi, làm nghề chụp ảnh thiên nhiên và thiết kế - cảm thấy chán: mọi chuyện trở nên nhạt thếch, chẳng thiết gì đến công việc và cảm thấy xa lạ với những người xung quanh. Nhưng anh chỉ cảm thấy có vậy. "Điều này thường xảy đến - Thielker kể - song tôi không thấy có gì khác thường. Đôi lúc chỉ thất vọng và chỉ vậy mà thôi".
Năm 2002 ở Mỹ đã có tới 14 triệu người rơi vào tình trạng trầm cảm "nặng nề" và khoảng 35 triệu người khác thỉnh thoảng rơi vào tình cảnh tương tự. 2/3 trong số đó là phụ nữ. Nam giới ít hơn, song bệnh của họ tỏ ra "trầm kha" hơn rất nhiều vì họ không ngờ. Họ nghĩ cáu giận, buồn chán... là chuyện thường ngày. Ngay cả khi họ biết mình mắc trầm cảm, họ cũng không muốn thừa nhận hay tìm cách chạy chữa. Ngược lại họ tự "chữa" bằng các loại thuốc thần kinh hay uống rượu, và hút thuốc lá nhiều hơn 4 lần so với bình thường mà không biết rằng đang tự giết mình. "Đôi lúc chứng trầm cảm có thể tạo ra "kháng thể" đối với việc điều trị vì bản thân người bệnh không đủ nghị lực để chữa bệnh", Thomas Insel - một tâm lý gia - nói. "Nó giống như khi người ta đánh mất đi sức sống của chính mình vậy".
Tại sao chứng trầm cảm của đàn ông lại khác so với phụ nữ. Trong một xã hội mà người đàn ông luôn được đánh giá cao, thì gần như sẽ không có cơ hội dành cho họ nếu họ tỏ ra yếu kém. Ngoài ra, trước tuổi dậy thì, số lượng các các bé trai và bé gái mắc chứng trầm cảm không hơn kém nhau là bao và thậm chí ngang bằng. Tuy nhiên, khi tới tuổi trưởng thành, phụ nữ dễ trở thành nạn nhân của sự buồn chán hơn so với nam giới. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do hormone nữ tính. Phải chăng sự kết hợp nhiều hormone khác nhau ở nam giới - đặc biệt là testosterone - đã giúp đàn ông tránh được nỗi buồn chán? Tiến si Harrison Pope, thuộc Bệnh viện McLean ở Massachussette, trong nghiên cứu vừa công bố trên tờ American Journal of Psychiatry đã kiểm tra lượng testosterone ở 56 người đàn ông trầm cảm và phát hiện ra cái mà ông gọi "điều lạ lùng" là tới 24 người trong số họ có lượng hormone rất thấp. Ông đã chia họ ra làm hai nhóm điều trị: Nhóm đầu được trích testosterone hàng ngày trong 8 tuần. Nhóm sau chỉ uống thuốc an thần thông thường. Kết quả là, tâm trạng của nhóm đầu tốt hơn hẳn so với nhóm sau. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu khác, như Stuart Seidman, Giáo sư tâm thần học ĐHTH Columbia, cho rằng không có đủ dữ liệu để đưa ra kết luận rằng testosterone có liên hệ mật thiết tới trầm cảm. Một số quan điểm khác gắn gene với chứng trầm cảm cũng đang gây được chú ý...
Nếu nguyên nhân trầm cảm của nam và nữ có phần khác nhau thì cách chạy chữa tỏ ra có hiệu nghiệm chung với cả hai giới. Cuộc "cách mạng" chống lại trầm cảm bắt đầu từ những năm 1990 khi Hãng Prozac có những đột phá trong việc sản xuất thuốc chữa bệnh. Thăm dò mới đây cho thấy, năm 1987, có khoảng 37% những người bị trầm cảm chọn cách uống thuốc để chữa bệnh và 10 năm sau đó, con số này đã tăng lên thành 75%, gần gấp đôi. Với những loại thuốc mới tốt hơn, số lượng người uống thuốc đang tăng dần. Cùng với thuốc uống, liệu pháp tâm lý - chuyện trò trực tiếp với người bệnh nhằm tạo cho họ một cách nhìn nhận đúng đắn hơn về thế giới mà họ đang sống - cũng thu được những kết quả tích cực.

Bài liên quan

©2002-2024. Copyright by Sức Khỏe Cộng Đồng. Quản trị nội dung: BSCK2 Phạm Xuân Hậu.
Template by JoomShaper