Sự tích mỡ dưới da (Da vỏ cam)

Sự tích mỡ dưới da (da vỏ cam- cellulite) là gì?

Sự tích mỡ dưới da (còn được gọi là da vỏ cam) là sự ứ đọng mỡ trong các mô dưới da, làm cho da thô nhám & lồi lõm. Ở các nước giàu có, khoảng 90% phụ nữ ở độ tuổi trưởng thành (> 15 tuổi) có hiện tượng tích mỡ dưới da nhưng hiện tượng này lại rất hiếm gặp ở nam giới. Nhưng tỷ lệ này lại rất thấp ở VN, theo một khảo sát nhỏ tại khu vực y tế Hà Nội & TP. HCM thì cứ 100 phụ nữ độ tuổi sinh đẻ (18-49 tuổi), chỉ có khoảng 9 phụ nữ bị tích mỡ dưới da.

Những vùng da thường bị xảy ra sự tích mỡ là ở các vùng đùi, mông & bụng. Không giống như mọi người thường nghĩ rằng sự tích mỡ dưới da thường chỉ xảy ra ở phụ nữ béo phì, thực ra những phụ nữ có cân nặng bình thường và ngay cả các phụ nữ gầy ốm vẫn có thể bị tích mỡ dưới da.

Đặc điểm cấu trúc của da & hiện tượng tích mỡ dưới da

Dưới lớp thượng bì & biểu bì của da có các lớp mỡ, trong đó các tế bào mỡ được phân bố trên 1 mạng lưới các sợi đàn hồi (mô liên kết) & những mạch máu nhỏ.

Sự khác biệt về cấu trúc da ở phụ nữ so với nam giới:

Cấu trúc đặc trưng của da & mô dưới da

Ở phụ nữ

Ở nam giới

Sắp xếp của các sợi đàn hồi

- Theo dạng những ngăn dọc

- Số sợi đàn hồi mảnh hơn & lỏng lẻo hơn,

- Theo dạng những ngăn hình thoi

- Số sợi đàn hồi dầy & vững chắc hơn

Số lượng tế bào mỡ

Số tế bào mỡ có thể tích tụ trong những khoang dọc nhiều hơn

Số tế bào mỡ có thể tích tụ trong những khoang hình thoi ít hơn

Sự tích mỡ dưới da hình thành như thế nào?

Qua nhiều nghiên cứu xác định những nguyên nhân gây ra sự tích mỡ dưới da, người ta đã nhận thấy:

Khi có sự tích mỡ dưới da: các túi mỡ sẽ chèn ép các mạch máu nhỏ gây cản trở cung cấp máu & chất dinh dưỡng cho da

Các túi mỡ này cũng đè ép, làm giãn các sợi đàn hồi (collagen) & gây xơ cứng mô liên kết dưới da

Da bị thiếu máu nuôi, còn mô dưới da bị xơ cứng làm cho da trở nên thô nhám, lồi lõm và không còn săn chắc nữa.

Các yếu tố nguy cơ có thể xảy ra sự tích mỡ dưới da

Các thay đổi về nội tiết tố (hormones)

Sự thay đổi các nội tiết tố nữ là yếu tố quyết định tỷ lệ tích mỡ dưới da ở phụ nữ cao hơn hẳn nam giới, đặc biệt là trong những giai đoạn thường có rối loạn nội tiết như tuổi dậy thì, lúc có thai, trước khi mãn kinh, sau khi mãn kinh và những tháng đầu mới dùng thuốc ngừa thai.

Những nội tiết tố này không chỉ kiểm soát sự cung cấp máu & chất dinh dưỡng cho da, mức độ giữ nước trong cơ thể, mà còn gây thay đổi cấu trúc mô mỡ & mô liên kết dưới da. Do đó, sự thay đổi nội tiết ở phụ nữ tạo điều kiện cho sự tích mỡ dưới da dễ xảy ra hơn so với nam giới.

Cách sống: chế độ ăn & tập thể dục

Sự tích mỡ dưới da là hậu quả của những thay đổi sinh lý phức tạp ảnh hưởng đến cấu trúc của lớp mỡ dưới da, dù cho các phụ nữ có tập thể dục thường xuyên và ăn 1 khẩu phần ăn rất cân bằng nhưng họ vẫn có thể bị tích mỡ dưới da. Nhất là sự tích mỡ dưới da sẽ diễn tiến xấu đi hơn khi họ lớn tuổi, tăng cân quá mức, dinh dưỡng không hợp lý, uống không đủ lượng nước so với nhu cầu của cơ thể, ...

Đặc biệt là tuổi tác làm mỏng dần và giảm độ co giãn của các sợi đàn hồi nằm trong lớp mô dưới da. Do đó, sự tích mỡ dưới da dễ nhận ra hơn, da dễ bị chảy xệ & thô nhám hơn bình thường.

Đánh giá tình trạng tích mỡ dưới da

Có nhiều cách để đánh giá & phân loại da vỏ cam:

Thử nghiệm véo da là cách đơn giản nhất để định vị da vỏ cam. Bạn dùng ngón tay cái & ngón tay trỏ véo da ở vùng mặt ngoài của đùi để xem da có bị lồi lõm không. Bạn cũng có thể thử trên những vùng khác của cơ thể như vùng đùi & bụng.

Có thể đánh giá sự tích mỡ dưới da dựa vào quá trình diễn tiến qua 4 giai đoạn, bắt đầu là da bình thường và cuối cùng là sự tích mỡ dưới da rất nặng:

  • Giai đoạn 0. Da không gợn nếp khi ở tư thế đứng và nằm. Khi véo da có thể phát hiện “nếp gấp &vết nhăn da”, nhưng da không có hiện tượng nệm lún.
  • Giai đoạn 1. Da không gợn nếp khi ở tư thế đứng hoặc nằm, nhưng khi véo da cho thấy có hiện tượng nệm lún.
  • Giai đoạn 2. Da gợn nếp tự nhiên chỉ khi ở tư thế đứng, không thấy được ở tư thế nằm
  • Giai đoạn 3. Da gợn nếp tự nhiên cả ở tư thế đứng lẫn tư thế nằm

Bài liên quan

Viêm phế quản mạn tính
Viêm khớp
Viêm mũi dị ứng
Viêm gan