Hội đồng Vệ sinh Thế giới (Hygiene Council) tuyên bố thành lập hội đồng vệ tinh của mình tại khu vực Đông Á.
Hội đồng Vệ sinh thế giới (Hygiene Council) là một sáng kiến do nhãn hàng Dettol khởi xướng và hỗ trợ triển khai trên quy mô toàn thế giới.
Đây là một diễn đàn gặp gỡ và thảo luận của các chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực vi trùng học, virus học, bệnh truyền nhiễm, miễn dịch học và y tế cộng đồng từ khắp nơi trong khu vực cùng thảo luận và xem xét lại các thói quen về vệ sinh hàng ngày của người dân và đưa ra những khuyến nghị thực tiễn về mức độ quan trọng trong thói quen giữ vệ sinh trong gia đình và trong cộng đồng.
Giáo sư John Oxford, Chủ tịch Hội đồng Vệ sinh Thế giới cho biết: “Mục tiêu của Hội đồng Vệ sinh Châu Á bao gồm 2 điểm là: 1. Nhằm hiểu rõ hơn về các vấn đề đa dạng và phức tạp đang phát sinh trong việc đối phó với sự đe doạ của các bệnh truyền nhiễm tại khu vực Đông Á; 2. Đưa ra các khuyến nghị thực tiễn cho cộng đồng về tầm quan trọng của vệ sinh trong gia đình và cộng đồng”.
Các thành viên của Hội đồng Vệ sinh Châu Á đã thống nhất rằng thói quen giữ vệ sinh tốt là một phần quan trọng trong việc ngăn ngừa sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm ngày nay. Rửa tay cẩn thận, đúng cách và tẩy rửa bề mặt các đồ vật là những biện pháp quan trọng mà tất cả người dân nên áp dụng để góp phần giảm thiểu sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm trong gia đình và cộng đồng.
Chủ đề chính của kỳ họp đầu tiên của hội đồng Vệ sinh châu Á năm 2008 là: “Đưa ứng dụng khoa học vào hành vi sống bằng cách đặt ra các tiêu chuẩn vệ sinh”. Một trong những nội dung chính mà Hội đồng đã tập trung thảo luận lần này là chủ đề về trẻ em và trách nhiệm của phụ huynh trong việc tập cho con em mình có thói quen vệ sinh đúng đắn.
Tiến sĩ Christopher Lee - Chủ tịch Hội đồng Vệ sinh châu Á - cho biết: “Nguy cơ nhiễm các bệnh truyền nhiễm ở trẻ em là rất cao. Các em có thể tiếp xúc với các em khác đã bị nhiễm bệnh, sau đó chúng tiếp xúc gần gũi với các thành viên khác trong gia đình, kể cả ông bà – là những đối tượng dễ nhiễm bệnh hơn. Vì thế, việc dạy cho trẻ em các bước thực hiện vệ sinh đơn giản như rửa tay đúng cách, đóng vai trò quan trọng trong việc phá vỡ mắt xích lây lan mầm bệnh”
Bản báo cáo năm 2007 do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra cho thấy, mỗi năm có hơn 1,8 triệu nguời đã chết mỗi năm do bệnh tiêu chảy, trong đó nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh này là nguồn cung cấp nước không an toàn, thiếu các hệ thống vệ sinh và vệ sinh kém; 2/3 trong số đó sống ở châu Á và trẻ em dưới 5 tuổi chiếm 90%.
Các kết quả từ cuộc Điều tra về “Giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và Thúc đẩy hành vi Vệ sinh” do Cty Reckitt Benckiser tài trợ cho các quốc gia châu Phi cho thấy, khi các gia đình thực hiện giáo dục vệ sinh cho con em mình, thì các bệnh về hô hấp, đường ruột và bệnh ngoài da ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm một cách đáng kể. Kết quả với những hộ gia đình được nhận thêm các sản phẩm chăm sóc vệ sinh, thì nguy cơ mắc các bệnh này đã giảm hơn nhiều.
Cuộc điều tra nói trên đã được tiến hành trong 3 năm bằng cách kết hợp với việc giáo dục vệ sinh mở rộng và cung cấp các sản phẩm của Dettol như xà phòng kháng khuẩn, chất khử trùng và chất tẩy rửa bề mặt có chất kháng khuẩn cho các hộ gia đình tham gia điều tra.
Cuộc điều tra đưa ra so sánh giữa 2 nhóm người dân có cùng điều kiện sinh sống, cùng được giáo dục về thói quen vệ sinh nhưng nhóm thứ 2 được cung cấp thêm các sản phẩm vệ sinh diệt khuẩn.
Kết quả cho thấy nhóm 1 vẫn có nguy cơ mắc bệnh đường ruột cao hơn 27%, nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp cao hơn 25% và nguy cơ mắc bệnh ngoài da cao hơn 26% so với người dân thuộc nhóm thứ 2 – nhóm có sử dụng thêm các sản phẩm vệ sinh diệt khuẩn.
Kết quả của cuộc điều tra này đã phần nào chứng minh sự liên quan mật thiết giữa giáo dục vệ sinh, hành vi vệ sinh tốt và sự giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm. Trong cuộc điều tra này, kiến thức và hành động dựa trên cộng đồng rõ ràng là một cách tiếp cận mạnh mẽ nhằm hỗ trợ các gia đình áp dụng các hành vi vệ sinh mới, đồng thời vận động cộng đồng thay đổi các hành vi vệ sinh.
Ý thức vệ sinh cao, thói quen vệ sinh kém
Theo báo cáo của cuộc Điều tra Quốc tế năm 2008 về Hành vi và Thái độ vệ sinh của người dân do Hội đồng Vệ sinh tiến hành, cho thấy mặc dù 52% trong số 10,000 người được hỏi tại 10 nước nhận thức được rằng rửa tay là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa sự lây lan của vi trùng, nhưng rõ ràng như thế vẫn chưa đủ.
Tiến sĩ Trần Hữu Thăng - Phó Chủ tịch Hội Y học Việt Nam và là đại diện của Việt Nam tại Hội đồng Vệ sinh châu Á - cho biết: “Tại Việt Nam, do bị chiến tranh kéo dài và điều kiện khí hậu bị ảnh hưởng bởi thiên tai, mưa bão, lũ lụt và hạn hán đã làm đảo lộn cuộc sống bình thường cũng như thói quen vệ sinh của người dân.
Trong quá trình xây dựng lại đất nước, bên cạnh phát triển kinh tế, xây dựng đường xá, cầu cống và nâng cao chất lượng cuộc sống, chúng tôi cũng chú trọng đến việc giáo dục người dân những hành vi vệ sinh đúng đắn như rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh hay tắm rửa và thay quần áo bẩn trước khi đi ngủ, nhằm nâng cao thói quen giữ gìn vệ sinh trong cuộc sống hàng ngày. Và tôi nghĩ rằng, điều quan trọng là phải xây dựng lại, dạy và tập thói quen vệ sinh cho người dân vì thói quen là bản năng thứ hai của con người”.
Cuộc điều tra toàn cầu chứng tỏ thái độ thờ ơ đối với thói quen vệ sinh tại nhiều gia đình
Đầu năm 2008, Hội đồng Vệ sinh Thế giới đã thực hiện cuộc điều tra bổ sung qua đó thu thập 1.200 mẫu giẻ lau nhiễm khuẩn từ 120 hộ gia đình tại 7 nước.Kết quả đã chứng minh một thực tế bất ngờ rằng, bếp gia đình là khu vực có độ nhiễm khuẩn cao nhất trong ngôi nhà, và chiếc khăn trải bàn trong bếp là một trong những thứ bẩn nhất trong nhà. 89% số khăn trải bàn trên thế giới có mức độ nhiễm khuẩn đáng kể và 78% bị nhiễm khuẩn nặng. Điều này đồng nghĩa với việc khi lau dọn, vi khuẩn sẽ lây lan ra toàn bộ căn bếp – khiến cho việc lau dọn bếp của chúng ta trở nên vô nghĩa.
Có thể tham khảo các kết quả khác của từ cuộc điều tra Hành vi và Thái độ vệ sinh của người dân tại địa chỉ trang web: www.hygienecouncil.com.
Tiến sỹ Trần Hữu Thăng, cho biết thêm: “Các kết quả của những nghiên cứu này rõ ràng chỉ ra rằng cần phải giáo dục cộng đồng về các hành vi vệ sinh đúng cách. Vệ sinh hiệu quả đóng một vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa sự nhiễm trùng. Trong khi việc rửa tay thông thường được cho là hành vi vệ sinh quan trọng nhất, thì việc sử dụng các chất tẩy rửa để tẩy rửa bề mặt các đồ vật cũng không kém phần quan trọng trong việc phòng ngừa sự truyền bệnh qua tiếp xúc, một nguồn lây lan dịch bệnh phổ biến.
Theo tôi, căn bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay là bệnh về đường tiêu hoá, cụ thể là bệnh tiêu chảy cấp. Đa số người dân mắc bệnh này do ăn uống không vệ sinh. Họ thường có thói quen ăn uống tại các hàng quán trên vỉa hè, nơi mà thức ăn cũng như địa điểm bán hàng không đáp ứng được các tiêu chuẩn vệ sinh tối thiểu. Bên cạnh đó, khi ăn tại các quán ăn này, họ cũng không có nước để rửa tay và đây là một trong những nguyên nhân trực tiếp khiến họ bị nhiễm bệnh”.
Ông Jeroen Mustert - Tổng giám đốc Reckitt Benckiser Thái Lan và Đông Dương - cho biết “Chúng ta cần phải nhấn mạnh hơn nữa đến việc áp dụng các thói quen vệ sinh hiệu quả và đơn giản như rửa tay đúng cách và thường xuyên, và tẩy rửa bề mặt các vật dụng trong nhà. Người dân nên thường xuyên làm sạch bề mặt các đồ vật thường xuyên tiếp xúc như công tắc đèn, tay nắm cửa, thùng rác và đồ chơi để tiêu diệt các vi khuẩn có thể gây ra các bệnh đường ruột như tiêu chảy, bệnh giun và Giardiasis. Các sản phẩm của Dettol như chất tẩy khử trùng có thể diệt 99% các vi khuẩn có hại như E.coli, Salmonella, MRSA và virus cúm (H1N1)”.
Ông Mustert cho biết thêm: “Dettol cam kết thúc đẩy các hành vi vệ sinh tốt trong cộng đồng bằng các sản phẩm chất lượng của mình và thông qua các sáng kiến giáo dục cộng đồng như Hội đồng Vệ sinh Châu Á. Nhãn hàng của chúng tôi tiếp tục được sự tin cậy của các bác sĩ cũng như các bà mẹ vì các sản phẩm của chúng tôi đã được chứng minh trên cơ sở khoa học là có thể diệt các mầm bệnh và phòng ngừa sự nhiễm bệnh”.
Hội đồng Vệ sinh châu Á đã đưa ra một loạt các hướng dẫn mà người dân có thể làm theo nhằm giúp duy trì tiêu chuẩn vệ sinh tốt trong gia đình. Các khuyến nghị then chốt mà hội đồng đưa ra bao gồm: (1) rửa tay đúng cách sau khi chuẩn bị đồ ăn và sau khi đi vệ sinh, (2) thường xuyên lau chùi và tẩy rửa các nơi và các đồ vật thường xuyên tiếp xúc như điều khiển từ xa, tay nắm cửa và điện thoại, và (3) thực phẩm cần phải được xử lý an toàn, chế biến và bảo quản đúng cách.
Hội đồng Vệ sinh châu Á tổ chức phiên họp đầu tiên của tại Kuala Lumpur vào ngày 7/7/ với sự tham gia của các thành viên đại diện 7 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực bao gồm Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Ngọc Quỳnh
Orginal Source Hội đồng Vệ sinh châu Á kêu gọi người dân thực hiện các thói quen vệ sinh tốt hơn trong gia đình