Tăng tuổi thọ bình quân ở Việt Nam mục tiêu, tiến độ và cảnh báo

Nâng cao tuổi thọ bình quân là một trong ba chỉ số cấu thành nên chỉ số phát triển con người (HDI). Đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực của tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

65,2 tuổi, năm 2000 là 67,8 tuổi, năm 2001 là 67,8 tuổi. Như vậy, tuổi thọ bình quân của người dân Việt Nam đã liên tục tăng lên. Năm 2001 đã tăng 2,6 tuổi so với năm 1995, bình quân một năm tăng 0,43 tuổi. Nếu bốn năm tới, "tiến độ" gia tăng tuổi thọ đạt được như sáu năm qua thì có thể đạt khoảng 69,5 tuổi.

Tuổi thọ bình quân do nhiều yếu tố tác động. Trước hết là chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người đã gia tăng khá trong các năm qua. Năm 2001 - 2002 so với năm 1995 tăng 57,9%, nếu loại trừ yếu tố tăng giá tiêu dùng (trong thời gian tương ứng tăng 23,3%) thì vẫn còn tăng 28,1%, bình quân 1 năm tăng 3,6%. Đây là tốc độ cao má các thời kỳ trước năm 1995 chưa bao giờ đạt được. Tuy nhiên mức chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người mỗi tháng ở hộ gia đình mới đạt 268,4 nghìn đồng là còn thấp. Ở khu vực nông thôn và các vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ còn thấp hơn. Tỷ lệ nghèo mặc dù đã được giảm nhanh, nhưng tính theo chuẩn nghèo của Ngân hàng Thế giới vẫn còn ở mức 28,9%.

Thứ hai, về y tế, dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đồng thời cũng còn những hạn chế, bất cập. Về cơ sở vật chất, cả nước hiện có 836 bệnh viện, tăng 13,3% (so với 1986), 928 phòng khám đa khoa khu vực, tăng 56,5%; 10.385 trạm y tế xã, phường, tăng 10,1% và chiếm 98,4% tổng số xã, phường. Ngoài ra còn có mạng lưới nhà hộ sinh, viện điều dưỡng. Đặc biệt, khu vực y dược tư nhân, với trên 41,6 nghìn cơ sở (gần 19,9 nghìn cơ sở hành nghề y, trên 14 nghìn cơ sở hành nghề dược, trên 7 nghìn cơ sở hành nghề y học cố truyền) góp phần khai thác các nguồn lực của xã hội, đa dạng hóa dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chia sẻ bớt sự căng thẳng ở các cơ sở y tế công lập. Số giường bệnh tính trên 1 vạn dân đạt 24,4 giường. Số bác sĩ/vạn dân đạt 5,2 người, tăng 60,7% so với 1986, cao hơn một số nước đang phát triển trong khu vực (Indonesia đạt 1,6 người, Thái-lan 2,4 người, Malaysia 4,8 người). Số y, bác sĩ/vạn dân đạt 11,64 người, tăng 11,7%.

Nhờ cơ sở vật chất và nguồn nhân lực phát triển, việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân đạt được nhiều kết quả. Tỷ lệ chết thơ giảm từ 7,7%o thời kỳ 1990-1994 giảm còn 5,56%o hiện nay. Tỷ lệ chết của trẻ em dưới 1 tuổi đã giảm mạnh từ 46,04%o thời kỳ 1984-1989 xuống còn 36,7%o... Các chương trình quốc gia phòng chống dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân đã đạt được nhiều kết quả, nhất là chương trình tiêm chủng mở rộng, trong đó đã được quốc tế công nhận là thanh toán bệnh bại liệt.

Việt Nam đã được Tổ chức Y tế thế giới đánh giá cao về hệ thống y tế cơ sở.

* Mục tiêu do Đại hội Đảng lần thứ IX đề ra là nâng tuổi thọ bình quân của nhân dân ta vào năm 2005 lên 70 tuổi.
* Chương trình chăm sóc phụ nữ có thai và kế hoạch hóa gia đình đã được thực hiện tích cực: tỷ lệ tăng dân số đã giảm mạnh từ 2,07% năm 1985 xuống 1,32% năm 2002.

Tuy nhiên trong lĩnh vực y tế hiện cũng còn một số hạn chế bất cập. Tốc độ tăng bệnh viện thấp hơn so với tốc độ tăng dân số, gây tình trạng quá tải ở bệnh viện nhất là bệnh viện tuyến trên. Việc phân bổ cán bộ y tế, đặc biệt là bác sĩ giữa các tuyến và giữa các vùng còn chưa hợp lý: 93,3% tập trung ở tuyến trung ương, tỉnh, huyện, còn tuyến xã, phường vừa thiếu, vừa yếu, vừa không đồng bộ về chủng loại; tập trung chủ yếu ở thành thị trong khi dân số nông thôn chiếm 3/4. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em còn cao, nhất là ở nông thôn, vùng sâu vùng xa. Nguy cơ bệnh dịch HIV/AIDS lan rộng và có xu hướng gia tăng. Mô hình 10 bệnh mắc cao nhất và 10 bệnh chết cao nhất tại các bệnh viện đang có những biến đổi: các bệnh nhiễm trùng, truyền nhiễm, các bệnh có vaccine phòng ngừa giảm mạnh cả về số ca mắc, cả về số người chết, nhưng số do bệnh xuất huyết não, tim mạch, tai nạn giao thông gần đây gia tăng và chiếm tỷ trọng lớn.

Bài liên quan