Hen phế quản ở trẻ em

Ơ' trẻ em , có nhiều kiểu viêm phế quản : viêm phế quản rít , viêm phế quản co thắt , viêm phế quản hen , viêm phế quản thể hen , viêm phế quản giả hen . Nghiên cứu dịch tễ học thực tễ cho thấy : viêm phế quản và hen có tiếng rít chỉ là một và đều là một bệnh có biểu hiện phản ứng quá mức của phế quản .
- Hen phế quản thường bắt đầu từ 2-10 tuổi . Tỉ lệ mắc bệnh ở trẻ có bố hoặc mẹ bị hen phế quản cao hơn nhiều so với trẻ không có bố hoặc mẹ mắc bệnh .
- Nhiều khi cơn hen xuất hiện dưới dạng viêm phế quản hay viêm mũi- phế quản : cơn hen đầu tiên xuất hiện thường là sau một đợt nhiễm trùng nặng về đường hô hấp , đôi khi đó là do bụi , lông súc vật , hơi khói của bếp than tổ ong , phấn hoa , khói thuốc lá . . . . Có trường hợp cơn hen xuất hiện sau một thời gian cắt amidan , gắng sức trong khi chạy bộ , tiêm thuốc hay tiêm chủng , thay đổi khí hậu , môi trường sống . . . Hen thường kèm theo sốt , viêm họng .
Triệu chứng
- Viêm phế quản co thắt : có thể trẻ chỉ biều hiện duy nhất bằng những cơn ho giống như ho gà nhưng lúc hít vào không tháy ồn ào , đôi khi lẫn lộn giữa cơn ho có tiếng rít . Nhưng hậu quả của cơn ho dữ dội chính là do trẻ bị viêm phế quản co thắt , đôi khi ǎn song trẻ bị nôn vọt vì ngứa họng và luôn muốn ho .
- Viêm phế quản khó thở nhiều : hen cũng có thể biều hiện dưới dạng một viêm phế quản khó thở . Khi khó thở và ho , nhiều dịch tiết ra và không giống như hen kinh điển , bắt đầu và kết thúc không đột ngột .
- Hen gắng sức : khác hẳn với khó thở gắng sức , kiểu hen này thường xuất hiện sau gắng sức ở trẻ em như leo cầu thang , chạy nhảy nhiều , hoặc có thể xuất hiện khi trẻ hít phải không khí lạnh đột ngột .
- Hen ác tính : khi các cơn hen liên tiếp xảy ra vào chiều và đêm , không đáp ứng với các thuốc dãn phế quản ở liều thường dùng .
Tiến triển bệnh
Rất thất thường , một số trường hợp ổn định nhưng sau 15 nǎm lại bị hen lại , thậm chí sau 20-30 nǎm . Nếu được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả thì làm giảm đáng kể tần suất hen người lớn , nhất là các thể nặng .
Xử trí
Khi lên cơn hen : Cho trẻ ra chỗ nơi thoáng khí , nơi không khí trong lành , cho uống nhiều nước làm đờm loãng ra sẽ dễ thở , hoặc hít hơi nước .
Cơn hen nhẹ : dùng ephedrin hoặc teophylin
Cơn hen nặng : tiêm adrenalin( người lớn 1/2 ống ; trẻ em 1/4 ống . Có thể dùng liền như thế 3 lần , mỗi lần cách nhau nửa giờ theo chỉ dẫn của thầy thuốc)
Nếu trẻ có sốt , hoặc lên cơn hen kéo dài trên 3 ngày : cho uống kháng sinh tetroxyclin hoặc erytromyxin
Phòng bệnh
- Cần tránh cho trẻ ǎn hoặc hít những vật gì thường gây cơn hen
- Giữ sạch sẽ nhà ở , nơi làm việc . Không để gà và các loại súc vật khác như chim , chó , mèo trong nhà . Phơi nắng giường , đệm , chǎn gối . Nếu cần thì chuyển đến nơi ở trong lành hơn .

Bài liên quan

Viêm phế quản mạn tính
Viêm khớp
Viêm mũi dị ứng
Viêm gan
©2002-2024. Copyright by Sức Khỏe Cộng Đồng. Quản trị nội dung: BSCK2 Phạm Xuân Hậu.
Template by JoomShaper